Luật Cờ Vua Tiêu Chuẩn và Quốc Tế – Cách Chơi Đúng Luật

2507

Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Luật Cờ Vua nhé. Cờ vua là một bộ môn thể thao trí tuệ giúp nâng cao khả năng tư duy, tính kiên trì và rèn luyện khả năng tập trung. Rất nhiều người yêu thích và chơi cờ vua ở mọi lứa tuổi khác nhau. Để chơi giỏi thì điều đầu tiên chúng ta vẫn phải làm, đó là hiểu luật để không vi phạm luật trong các trận đấu hay tại các giải đấu quan trọng nhé.

Luật đặt bàn cờ vua

Bàn Cờ sử dụng trong Cờ Vua có hình vuông được chia thành 64 ô vuông nhỏ (8 hàng ngang, 8 hàng dọc được đánh số từ 1->8 và từ a->h), có màu Trắng (Sáng) và màu Đen (Sẫm) đan xen nhau.

Khi thi đấu cũng ta sẽ đặt bàn cờ sao cho ô góc ở hàng cuối cùng bên tay phải là màu Trắng.

Luật cờ vua 01
Cách đặt bàn cờ vua đúng luật

Luật bên nào được đi trước

Theo quy định: Bên nào cầm quân Trắng sẽ được phép đi trước.

Luật sắp xếp vị trí quân cờ

Mỗi người chơi sẽ có 16 quân cờ: 1 vua, 1 hậu, 2 xe, 2 tượng, 2 mã và 8 con tốt.

Trong đó: 8 con tốt sẽ được xếp ở 8 vị trí hàng thứ 2 mỗi bên. Các quân còn lại sắp xếp ở hàng cuối cùng theo quy tắc:

Xem thêm nhiều hơn tại: GameZingMobile.Com -> Game
  • 2 con xe đặt ở 2 góc cuối cùng bàn cờ đối xứng nhau.
  • Tiếp theo là vị trí 2 con mã nằm cạnh 2 con xe.
  • Tiếp theo là vị trí 2 con tượng nằm cạnh 2 con tượng.
  • Tiếp theo: Hậu màu nào thì đứng màu đó. Cụ thể nếu hậu màu trắng thì đặt ở ô màu trắng, hậu màu đen thì nằm ở ô màu đen.
  • Vua sẽ đặt ở vị trí còn lại.
Luật cờ vua 02
Cách sắp xếp vị trí quân cờ trên bàn cờ

Luật di chuyển và ăn quân

Quân Tốt chỉ được đi thẳng về phía trước, không được đi lùi. Nước đầu tiên của quân tốt có thể đi 2 ô, sau đó chỉ được đi 1 ô. Tốt ăn chéo về phía trước 1 ô. Nếu có một quân cờ đứng trước mặt, quân tốt không thể nào đi tiếp hay ăn quân cờ đó.

Luật Cờ Vua 03
Luật di chuyển quân Tốt

Quân Xe (R – Rook) di chuyển dọc và ngang bao nhiêu ô bất kì nếu không có quân cản và có thể ăn bất kì quân nào có đối thủ trên đường đi.

Luật Cờ Vua 04
Luật di chuyển quân Xe

Quân Mã (N – Knight) di chuyển theo hình chữ L (đi ngang 1 ô và dọc 2 ô hoặc đi ngang 2 ô dọc 1 ô). Tại vị trí mà quân mã sẽ di chuyển tới, quân Mã có thể ăn quân đang ở vị trí đó.

Luật Cờ Vua 05
Luật di chuyển quân Mã

Quân Tượng (B – Bishop) di chuyển theo đường chéo không hạn chế ô đi. Trên đường di chuyển, quân Tượng có thể ăn bất cứ quân nào của đối thủ và thay thế vị trí của quân đó trên bàn cờ.

Luật Cờ Vua 06
Luật di chuyển quân Tượng

Quân Hậu (Q – Queen) có cách di chuyển vô cùng linh hoạt. Có thể đi ngang và ăn ngang như quân Xe và di chuyển chéo, ăn chéo như quân Tượng. Trên đường đi của nó, quân Hậu có thể ăn bất cứ quân nào và thế vào đúng vị trí của quân đó.

Luật Cờ Vua 07
Luật di chuyển quân Hậu

Quân Vua (K – King)là quan trọng nhất trên bàn cờ vì nếu mất vua người chơi sẽ bị Thua. Quân Vua có cách di chuyển lên xuống, trái phải và chéo giống quân Hậu nhưng phạm vi chỉ được 1 ô.

Luật Cờ Vua 08
Luật di chuyển quân Vua

Luật đối với người chơi

  • Các nước đi chỉ được thực hiện bằng một tay.
  • Người chơi có lượt đi chỉ có quyền sửa một hay nhiều quân cho đúng ô của chúng nhưng phải thông báo trước ý định bằng cách nói cho đối thủ biết. Ví dụ có thể bằng cách nói “Sửa” hoặc “Tôi Sửa”, rồi mới tiến hành sửa quân.
  • Nếu cố ý chạm vào một hay nhiều quân của mình thì người chơi phải di chuyển quân bị chạm đầu tiên nếu quân đó có thể di chuyển được. Chạm vào một hay nhiều quân của đối phương thì phải bắt quân bị chạm đầu tiên nếu có thể.
  • Nếu cố ý chạm vào Vua và Xe của mình, thì phải nhập thành về phía Xe đó nếu hợp lệ. Nếu cố ý chạm vào Xe trước và sau đó là Vua thì không được phép nhập thành tại nước đi này.
  • Nếu không một quân nào trong số các quân đã chạm có thể di chuyển được, hoặc bắt quân được, thì đấu thủ có thể thực hiện một nước đi bất kỳ khác hợp lệ (Bị tính 1 lỗi kỹ thuật).
  • Đấu thủ mất quyền khiếu nại các vi phạm luật của đối phương nếu đã cố tình chạm tay vào quân cờ.
Luật Cờ Vua 09
Luật: Người chơi chỉ được dùng 1 tay để chơi cờ

Luật nhập thành

Nhập thành là 1 nước đi đặc biệt trong cờ vua mà cả 2 quân Vua và Xe cùng được di chuyển trong 1 lượt. Theo quy định, điều kiện cần và đủ để được phép nhập thành đó là:

  1. Quân vua chưa bao giờ bị di chuyển;
  2. Quân xe tham gia nhập thành cũng chưa bao giờ bị di chuyển;
  3. Không có quân nào nằm giữa vua và quân xe đó;
  4. Không thể nhập thành khi đang bị chiếu.
  5. Vị trí mà quân vua sẽ di chuyển tới sau khi nhập thành không bị chiếu.

Để thực hiện nhập thành người chơi cần cầm quân vua trước, di chuyển nó đến ô cùng màu gần nhất, rồi sau đó chuyển xe qua đặt bên cạnh vua. Nếu nhập thành gần thì xe vốn ở bên phải vua, sẽ chuyển tới ô bên trái cạnh vua; nếu nhập thành xa thì xe vốn ở bên trái vua, sẽ chuyển tới ô bên phải cạnh vua.

Luật Cờ Vua 10
Luật nhập thành gần và nhập thành xa

Một số người chơi nhập thành bằng cách sử dụng 2 tay: 1 tay cầm vua, 1 tay cầm xe để thay đổi vị trí. Tuy nhiên điều này trái với quy định trong luật cờ vua. Một lưu ý nữa là bạn phải cầm vua trước nhé, nếu cầm xe trước có thể bị coi là di chuyển xe chứ không phải nhập thành.

Luật phong cấp

Phong cấp là tình huống xảy ra khi quân tốt đi tới vị trí hàng cuối cùng phía bên kia bàn cờ. Theo luật thì việc này phải được thực hiện và có hiệu lực ngay lập tức.

Người chơi có thể phong cấp tốt thành 1 quân khác bất kỳ có giá trị hơn (Trừ Vua). Tức là: Xe, Mã, Tượng, Hậu. Tuy nhiên đa số trường hợp chúng ta sẽ phong Hậu vì đây là quân mạnh nhất trên bàn cờ.

Luật Cờ Vua 11
Luật phong cấp

Luật chiếu và chiếu hết

Chiếu trong cờ vua nghĩa là quân vua của 1 bên đang nằm trong tình huống có thể bị bắt trong lượt đi tiếp theo của đối thủ. Bạn phải tìm cách hóa giải tình huống này để bảo vệ quân vua của mình.

Chiếu hết là tình huống quân vua bị chiếu nhưng không có cách nào để thoát được. Như vậy ván cờ sẽ kết thúc và người chơi sẽ bị xử thua.

Nhiều trường hợp chúng ta thấy người chơi sẽ thông báo cho đối phương biết bằng cách hô lên là “Chiếu”, hay “Chiếu Tướng”… Tuy nhiên điều này là không cần thiết là không có luật nào quy định. Trong các giải đấu rất ít khi gặp trường hợp như vậy.

Luật Cờ Vua 12
Luật chiếu hết

Luật cờ hòa

Nếu trong giải đấu đó không cấm thì 2 người có thể thỏa thuận với nhau để hòa bất cứ lúc nào. Ngoài ra cờ hòa được xử theo một số nguyên tắc sau:

  • Hết nước đi: khi người chơi không bị chiếu nhưng không có nước đi đúng luật.
  • Lặp lại ba lần: khi cùng một thế cờ xảy ra ba lần với một đấu thủ.
  • Luật 50 nước: khi 50 nước đi liên tiếp cuối cùng được thực hiện bởi cả hai người chơi không có nước đi bắt quân và nước đi quân tốt.

Câu hỏi thường gặp

Luật cờ vua ra đời từ khi nào?

Các quy tắc của cờ vua được FIDE (Liên đoàn Cờ Vua Quốc Tế) được thành lập tại Paris ngày 20 tháng 7 năm 1924 xuất bản trong cuốn Handbook và lần sửa đổi gần nhất là vào năm 2018. Các quy tắc được xuất bản bởi các cơ quan quản lý quốc gia, hoặc bởi các tổ chức cờ vua không liên kết, nhà xuất bản thương mại… có thể khác nhau ở một số chi tiết.

Luật cờ vua vua có ăn được vua không?

Theo luật cờ vua cơ bản, người chơi không được thực hiện nước đi đặt Vua vào trong tình trạng bị chiếu. Vua không thể chiếu được Vua của đối phương, vì như thế sẽ đặt quân Vua thứ nhất (quân đi chiếu) vào tình thế bị chiếu ngược lại. Tuy nhiên một nước đi của Vua cũng có thể khiến cho Vua đối phương bị chiếu bởi quân khác với đòn chiếu mở.

Luật cờ vua khi chiếu tướng có phải nói không?

Không có luật nào quy định khi “Chiếu” phải nói hay thông báo cho đối phương biết. Đặc biệt trong các giải đấu chúng ta sẽ không bắt gặp tình huống này. Tuy nhiên trong những ván cờ giải trí thì việc hô “Chiếu” tạo ra không khí vui vẻ, hòa đồng hơn giữa người chơi và cả người xem

Xem thêm: Cách Xếp Bàn Cờ Vua.

2 COMMENTS

  1. Nếu chiếu mà không hô lên mà đối phương không hoá giải vua mà đi nước cờ khác thì có bị xử thua không.?

    • Trong luật không quy định phải hô “Chiếu” nha bạn. Nên nếu đối phương không chạy vua mà đi nước khác, bị bắt vua thì sẽ thua.
      – Khi chơi cờ ở ngoài đời thì chúng ta thường hô “Chiếu” để cho đối phương biết, cũng để “cho oai”. Chứ trong thi đấu giải hoặc khi chơi cờ Online cùng người khác thì không có ai hô “Chiếu” cả.

Để lại bình luận:
Please enter your comment!
Hãy nhập vào Tên của bạn